Gọi tư vấn<span>0914 642 050</span>
Gọi tư vấn0914 642 050

Thung lũng khô cằn biến thành biển hoa ở Mỹ

Từ tháng 2 đến tháng 6, những du khách may mắn có thể trông thấy vô số hoa vàng, tím, trắng phủ khắp thung lũng Chết ở bang Nevada, Mỹ.
Thung lũng khô cằn biến thành biển hoa ở Mỹ
 
Du lịch Mỹ - Với diện tích khoảng 1.400 km2, thung lũng Chết nằm giữa hai bang California và Nevada là nơi sâu nhất, nóng nhất vùng Bắc Mỹ, thấp hơn mực nước biển 86 m. Nhiệt độ cao nhất tại đây từng được ghi nhận vào 10/7/1913 là 57 độ C. Đây cũng là một trong những nơi khô và nóng nhất trên trái đất ngày nay. Ảnh: Harun Mehmedinovic.
 
Thung lũng khô cằn biến thành biển hoa ở Mỹ
 
Thung lũng Chết vẫn có loài hoa vàng nở hàng năm. Tuy nhiên theo chu kỳ khoảng 10 năm, nơi này lại diễn ra hiện tượng siêu nở hoa (super bloom), biến cả vùng sa mạc khô cằn rộng lớn thành một tấm thảm vàng thu hút người dân Mỹ và khách du lịch Mỹ khắp nơi trên thế giới đến tham quan. Ảnh: Nationalparks.
 
Thung lũng khô cằn biến thành biển hoa ở Mỹ

Theo các nhà khoa học, chỉ trong điều kiện hoàn hảo với những cơn bão và mưa lớn bất thường kéo dài từ mùa đông năm trước cộng với nắng ấm, gió lặng trong mùa xuân mới khiến sa mạc phủ đầy hoa. Ảnh: LA Times.
 
Thung lũng khô cằn biến thành biển hoa ở Mỹ

Alan Van Valkenburg, kiểm lâm viên tại thung lũng Chết cho biết: “Khi mới đến làm việc ở đây đầu những năm 1990, tôi đã nghe thấy những đồng nghiệp nói về ‘siêu nở hoa’ như một thần thoại trên sa mạc. Đến năm 1998 được tận mắt nhìn thấy hiện tượng này, tôi đã bị kinh ngạc bởi sự phong phú và vẻ đẹp mãnh liệt của thiên nhiên tại đây”. Ảnh: LA Times.
 
Thung lũng khô cằn biến thành biển hoa ở Mỹ
 
Chiếc xe thể thao chạy qua quốc lộ 178, được bao quanh bởi hoa hướng dương sa mạc và các loại cây đầy màu sắc khác. Hầu hết bông hoa sẽ khô héo trong vài tuần tới khi nhiệt độ bắt đầu tăng. Một số loài hoa có thể nở vào cuối tháng 6 ở các khu vực cao hơn, đòi hỏi du khách phải đi bộ đường dài để có thể nhìn ngắm chúng. Ảnh: LA Times
 
Thung lũng khô cằn biến thành biển hoa ở Mỹ
 
Không ai biết hạt giống có thể chờ mưa bao lâu dưới lòng đất, nhưng một số loài hoa nở rộ vào năm 2005 là những loài chưa từng thấy trong thung lũng trước đây. Điều đó cho thấy hạt giống của chúng đã chờ đợi trong rất nhiều năm. Hiện tượng "siêu nở hoa" diễn ra gần đây nhất vào năm 2016, trước đó là năm 2005 và 1998. Ảnh: Jack Dykinga.
 
Thung lũng khô cằn biến thành biển hoa ở Mỹ
 
Notchleaf phacelia, một trong rất nhiều loài hoa nở tại đây. Vào mùa đông năm 2004, thung lũng Chết được ghi nhận là có nhiều mưa nhất, hơn ba lần mức thông thường. Kết quả, hơn 50 loại hoa dại đã nở rộ tại đây gồm những loài như phi yến, tử đinh hương, phong lan, anh túc, anh thảo, hướng dương và cỏ roi ngựa. Ảnh: LA Times.
 
Thung lũng khô cằn biến thành biển hoa ở Mỹ
 
Những khóm hoa Sand Verbena, loại hoa mọc xen kẽ với Desert Gold - loài hoa vàng chủ yếu tạo nên sắc vàng tại thung lũng. Thường vào các mùa hoa, lượng khách đến đây tăng đột biến và các khách sạn xung quanh đã được đặt phòng từ rất sớm. Có một cách dễ hơn để du khách tham quan thung lũng là nghỉ tại thành phố Las Vegas và lái xe khoảng 2 giờ để tới đây. Ảnh: SLR Lounge.
 
Thung lũng khô cằn biến thành biển hoa ở Mỹ
 
Hoàng hôn trên những bông hoa hướng dương sa mạc ở khu vực Badwater Basin trong thung lũng Chết. Theo các blogger du lịch từng đến đây, thời điểm tốt nhất để có những bức ảnh đẹp về thung lũng hoa là sáng sớm hoặc hoàng hôn khi ánh sáng ở mức lý tưởng nhất, hay còn gọi là giờ vàng trong nhiếp ảnh. Cách duy nhất để biết hoa có nở trong năm nay hay không là theo dõi cập nhật từ các trang web quản lý sa mạc, công viên quốc gia của Mỹ. Theo báo cáo của Desert USA cập nhật ngày 15/2, mưa lớn đã đổ xuống thung lũng Chết khiến nhiều con đường bị tê liệt. Đây là điều kiện tốt để những loài hoa dại bung nở nhưng sẽ không có hiện tượng “siêu nở hoa” trong năm nay. Ảnh: San Francisco Chronicle.
 
Thung lũng khô cằn biến thành biển hoa ở Mỹ
 
Du lịch Mỹ - Thung lũng Chết còn nổi tiếng bởi những hòn đá tự di chuyển. Có những hòn đá, theo tính toán, đã di chuyển cách vị trí ban đầu 450 m, và mất từ 2 đến 5 năm để đi được quãng đường đó. Nhiều năm sau đó, các hòn đá ngày càng dịch chuyển xa hơn và nhiều hơn. Mỗi hòn đá đều có lộ trình riêng, có hòn đi thẳng, có hòn lại đi theo hình lượn sóng hay rẽ trái, phải. Có những hòn đá có khối lượng bằng nhau, hình dáng cũng giống nhau nhưng lại di chuyển những quãng đường khác nhau. “Những hòn đá này di chuyển bằng cách nào" luôn là câu hỏi mà rất nhiều người, từ du khách tới các nhà khoa học đã đặt ra. Hơn một thế kỷ, đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Ảnh: Real Unexplained Mysteries.

Kiều Dương

Theo LA Times

 Từ khóa: du lịch mỹ

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây